Bố cục khuôn hình
📸

Bố cục khuôn hình

Tiết học
05
Files & media
395462171_7282888708389785_4608074464055715577_n.jpg
Trạng thái
Chuẩn bị học
Buổi học
🔍 Bài tập
Bố cục là cách bố trí các yếu tố khác nhau trong một khung cảnh nhằm truyền tải ý đồ của người thiết kế. Như vậy bố cục phụ thuộc vào việc: chúng ta muốn mang lại cảm xúc gì cho người xem.
Hình ảnh là một trong những chất liệu quan trọng phục vụ thiết kế. Có được nguyên liệu tốt thì bản thiết kế cũng chúng ta cũng dễ dàng nổi bật và ý nghĩa.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 17 nguyên tắc bố cục hình ảnh ngay dưới đây.
Một phần 3
Chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang như hình minh họa dưới đây.
notion image
Chúng ta sẽ đặt chủ thể, vật thể ... quan trọng ở bốn góc có đường kẻ giao nhau. Bố cục này là một trong những bố cục phổ biến và nổi tiếng nhất.
notion image
Xóa phông - tách biệt chủ thể
Đây cũng là một quy tắc phổ biến và nổi tiếng như nguyên tắc 1/3 ở trên. Liên quan đến thiết bị và kĩ thuật chụp.
Dùng một trường ảnh nông (depth of field), bạn sẽ giúp chủ thể nổi rõ hơn, trên một nền mờ và đơn giản. Bố cục này này đặc biệt thường gặp trong ảnh chân dung.
notion image
notion image
Trung tâm và đối xứng
Có những trường hợp đặt chủ đề chính ở trung tâm khung hình thực sự đem lại hiệu quả cao. Bố cục trung tâm rất phù hợp cho cảnh vật đối xứng. Kiến trúc và những con đường là những đối tượng tuyệt vời cho bố cục này.
notion image
Cảnh vật có hình ảnh phản chiếu cũng là một cơ hội tuyệt vời để sử dụng tính đối xứng trong sáng tác của bạn. Trong bức ảnh này, tôi đã sử dụng kết hợp bố cục một phần ba và bố cục đối xứng để tạo nên bức ảnh. Cái cây ở vị trí bên phải của khung hình ngả bóng xuống mặt hồ tạo nên tính đối xứng hoàn hảo. Bạn có thể kết hợp một số quy tắc bố cục vào cùng một bức ảnh.
notion image
Tiền cảnh và chiều sâu
Thêm vào tiền cảnh là cách tuyệt vời để tạo cảm giác chiều sâu. Những bức ảnh tất nhiên là 2D, nhưng cảm giác 3D sẽ tăng lên khi thêm vào các yếu tố tiền cảnh, hậu cảnh
notion image
Trụ dây xích trên bến tàu hình dưới đây đóng vai trò tiền cảnh, kết hợp với các công trình kiến trúc và cây cầu ở phía xa… giúp tạo cảm giác chiều sâu cho bức ảnh
notion image
Khung trong khung
‘Khung hình bên trong khung hình’ - frame in frame - là một cách hiệu quả để khắc họa chiều sâu của cảnh vật. Hãy tìm các đồ vật như cửa sổ, mái vòm hay những cành cây nhô ra để tạo ra một khung hình. ‘Khung hình’ này không nhất thiết phải bao bọc toàn bộ cảnh vật.
Sử dụng ‘khung trong khung’ là một cơ hội tuyệt vời để tạo khung ảnh từ chính môi trường xung quanh
notion image
Đường dẫn hướng
Đường dẫn hướng giúp dẫn dắt người xem, thu hút sự chú ý của họ vào những điểm quan trọng. Bất cứ điều gì từ những con đường, bức tường hay hoa văn có thể được sử dụng làm đường dẫn hướng. Trong bức ảnh dưới đây, các hoa văn dưới nền đã trở thành đường dẫn hướng. Các đường thẳng trên mặt đất dẫn dắt người xem đến tháp Eiffel ở xa. Kết thợp với nguyên tắc đối xứng, khiến tiêu điểm này trở nên nổi bật.
notion image
Đường dẫn hướng không nhất thiết phải thẳng như bức ảnh trên. Các đường dẫn cong cũng rất thú vị, hấp dẫn. Trong bức ảnh dưới đây, con đường dẫn hướng mắt của người xem qua bên phải khung hình trước khi rẽ sang trái. Bức ảnh cũng kết hợp quy tắc một phần ba
notion image
Hoa văn và bề mặt
Con người thường bị thu hút bởi các hoa văn. Chúng rất trực quan hấp dẫn và hài hòa. Kết hợp hoa văn vào ảnh chụp của bạn là cách tốt để tạo ra một bố cục dễ chịu.
Trong hai tấm ảnh dưới đây, nhiếp ảnh gia đã dùng hoa văn trong những viên đá lát đường để dẫn ánh nhìn vào tòa nhà mái vòm.
notion image
notion image
Đường chéo và tam giác
Các đường ngang và dọc cho thấy sự ổn định. Còn hình tam giác và đường chéo có thể thêm “kịch tính” cho bức ảnh. Nếu bạn nhìn thấy một người đừng trên một mặt phẳng nằm ngang, anh ta sẽ trông khá ổn định. Nếu chụp người đàn ông này trên một đường dốc, ông ta sẽ trông ít ổn định hơn. Nó tạo nên một sự căng thẳng thị giác nhất định.
notion image
notion image
Lấp đầy khung hình
Lấp đầy khung hình với chủ đề bạn chọn, để lại ít hoặc không có không gian xung quanh. Điều này giúp người xem tập trung vào chủ đề chính mà không có bất kỳ sự phân tâm nào. Nó cũng cho phép người xem quan sát các chi tiết của một đối tượng mà không thể quan sát được nếu chụp từ xa. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng bức ảnh cũng đã sử dụng quy tắc một phần ba.
notion image
notion image
Quy tắc số lẻ
Theo lý thuyết mà nói, số lượng chẵn các đối tượng trong ảnh sẽ khiến người xem bị phân tâm vì không biết nên tập trung vào ai. Số lượng lẻ được cho là tự nhiên và dễ nhìn hơn.
Trong hình dưới đây, khung ảnh bố cục gồm ba nhịp tròn. Hai nhịp tròn sẽ làm phân tán sự chú ý của người xem. Cũng đã có ba người trong cảnh vật này. Bức ảnh này cũng sử dụng nguyên tắc hoa văn và ‘khung trong khung’.
notion image
Thay đổi góc nhìn
Thay vì chụp ở chiều cao của bạn, bạn có thể lên thật cao hoặc xuống thật thấp để tạo ra bố cục lạ và thú vị cho một chủ thể quen thuộc.
Tấm ảnh đầu tiên được chụp từ trên cao (tầng 15) và tấm ảnh sau được từ dưới thấp.
notion image
notion image
Tối giản - để lại không gian trống
Để lại rất nhiều khoảng không gian trống xung quanh chủ thể của bạn có thể tạo thêm sự hấp dẫn. Sự đơn giản lấp đầy khung ảnh, giúp người xem tập trung vào chủ thể chính mà không gây ra phân tâm.
Trong tấm hình dưới đây, bức tượng rõ ràng là tiêu điểm chính nhưng không gian trống bầu trời quanh nó giúp thu hút ánh nhìn vào bức tượng, bức tượng cũng có ‘không gian nhiều hơn để thở’. Bố cục này cũng tạo nên cảm giác tối giản, không rối mắt.
notion image
notion image
Phối màu đặc biệt
Màu sắc tự bản thân nó thường bị bỏ qua khi nói về bố cục. Cách kết hợp màu sắc thật ra khá đơn giản, bạn có thể tìm các màu tương phản như xanh dương và vàng/đỏ đặt vào nhau. Trong hai tấm hình dưới đây, ánh sáng trên các công trình kiến trúc tương phản rất tốt với màu xanh dương đậm của nền trời.
notion image
notion image
Khoảng trống trước chủ thể
Bạn nên đặt khoảng trống ở vị trí phía trước vật thể hoặc tiến lên phía trước. Ở bức ảnh dưới đây, con tàu đang di chuyển từ trái sang phải, và có rất nhiều khoảng trống để nó “đi vào”.
notion image
Phía trước mặt người đàn ông ôm đàn dưới đây là một khoảng trống
notion image
Trái sang phải
Cũng giống như thói quen đọc từ trái sang phải, người ta có xu hướng xem ảnh theo thứ tự như vậy. Do đó, bạn hãy để chuyển động trong bức ảnh diễn ra theo chiều từ trái sang phải.
Trong bức ảnh người phụ nữ dắt chó đi dạo dưới đây, quy tắc “trái sang phải” đã được áp dụng, và có nhiều khoảng trống trước mặt để cô gái “bước vào”. Quy tắc 1/3 và “khung trong khung” cũng được áp dụng.
notion image
Cân bằng
Theo quy tắc 1/3, chúng ta thường đặt đối tượng chính ở đường thẳng dọc 1/3 của khung ảnh. Tuy nhiên, đôi khi điều này làm cho bố cục thiếu cân bằng, “trơ trọi”. Để xử lý, bạn có thể đặt một đối tượng thứ 2 ít quan trọng hơn ở vị trí đường dọc 1/3 còn lại. Điều này tạo cảm giác cân bằng cho bức ảnh.
notion image
Vị trí cạnh nhau
“Vị trí cạnh nhau” là một công cụ bố cục nội dung mạnh mẽ trong nhiếp ảnh. Khi đặt 2 vật thể cạnh nhau, tương quan hoặc tương phản, bạn đang mang thêm tính kể chuyện vào bức ảnh.
Hãy xem bức ảnh dưới đây, nửa dưới có những quầy sách báo, hơi cũ kĩ và xô bồ một chút. Nửa trên thì lại là nhà thờ Đức Bà nổi tiếng từ thời Trung Cổ, biểu tượng của trật tự và quyền uy. Hai điều này có vẻ rất đối lập nhưng cũng vẫn hợp tác tốt trên một bức ảnh, chúng cho thấy câu chuyện về thành phố mang theo cả hai yếu tố tương phản.
notion image
Bức ảnh dưới đây cũng được chụp tại Pháp. Chiếc xe Citroen 2CV đầy vẻ hoài cổ, vô tình đậu trước quán cafe cũ mang đậm phong cách Pháp là một sự kết hợp tuyệt vời tương quan, bổ sung cho nhau.
notion image
 
💡
Không nguyên tắc
Một nguyên tắc nằm ngoài 17 nguyên tắc trên, đấy chính là không có nguyên tắc.
Giá trị lớn nhất của bản thiết kế nằm ở tính sáng tạo. Và khi đã nắm, tuân thủ các nguyên tắc khi thiết kế một cách thuần thục. Thì khi đó bạn có thể phá vỡ nguyên tắc để tạo thứ sáng tạo chưa ai làm.